Là một người giáo viên, chúng ta ai cũng mong mong muốn có một lớp học với nền nếp tốt.
Kĩ năng quản lí lớp học điều kiện để có một lớp học lí tưởng. Lớp học lí tưởng là nơi mà mỗi học sinh đều chăm chú lắng nghe, mỗi khoảnh khắc các con đều tập trung làm việc và không cần giáo viên phải hò hét, kỉ luật.
Thế nhưng tôi đã từng gặp những lớp học vô cùng ồn ào. Giáo viên rát cổ, bỏng họng cũng không thể gây được sự chú ý với học sinh. Bài tập về nhà không hoàn thành. Trong lớp bất chấp giáo viên giảng bài, học sinh cười đùa, nói chuyện riêng.
Tôi đã từng trải qua cảm giác như hoàn toàn bất lực vì không biết phải làm gì để cải thiện tình hình.
Cũng may những giây phút ấy cũng đi qua. Bởi tôi đã tìm tòi học hỏi được từ các đồng nghiệp lão luyện những kinh nghiệm quý giá trong quản lí lớp học. Tôi đã tìm đọc được các cuốn sách Create your dream classroom của tác giả Linda Kardamis và cuốn The First days of School của Harry Wong.
Tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm quý từ những cuốn sách này.
Trong khuôn khổ loạt bài này, tôi xin giới thiệu những kinh nghiệm kĩ năng quản lí lớp học đã học được.
Mong rằng những ai đang gặp khó khăn trong kĩ năng quản lí lớp học. Đặc biệt là với các bạn sinh viên mới ra trường thì đây những kinh nghiệm quý giá.
Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét các khía cạnh của việc dạy dỗ để giúp bạn củng cố kĩ năng để tạo nên lớp học mà bạn mong ước.
Bí quyết : Tuần đầu tiên của năm học sẽ quyết định thành công của cả năm học.
Nếu tuần đầu tiên bạn chú ý và tạo ra nền nếp tốt. Bạn sẽ có lớp học tốt cả năm.
Nếu bạn lơ là trong nền nếp từ tuần đầu bạn sẽ vất vả cả năm đấy.
Một trong nhưng khía cạnh hay nhất: mỗi năm học là một sự khởi đầu mới. Nó cho phép bạn kiến tạo nền văn hóa của lớp. Thậm chí năm ngoái là một thảm họa thì năm nay vẫn có thể là một kết quả tuyệt vời. Bí mật là tận dụng đầy đủ lợi thế của tuần học đầu tiên.
Nhưng nếu bạn đọc được bài viết này khi bước vào giữa năm học thì sao?
1. Tạo sự thay đổi quan trọng nhất ngay lúc này. Khi bạn bắt gặp một điều mà bạn cho là sẽ cải thiện kết quả giảng dạy hãy vận dụng nó càng sớm càng tốt. Thay đổi giữa năm học có thể rất khó khăn nhưng nó sẽ là tốt hơn nếu bạn chủ động chấp nhận thách thức còn hơn là phải vật lộn với nó đến hết năm.
2. Nhận ra rằng sự thay đổi bạn tạo ra năm học này có thể sẽ không hoàn tất. Nếu bạn đang cố thay đổi văn hóa lớp học của mình một cách mạnh mẽ, bạn sẽ tạo 1 tiến trình, nhưng bạ có thể sẽ không về đích vào năm này. Nhưng không sao. Bạn sẽ rút ra đươc rất nhiều kinh nghiệm và bạn có thể hoàn tất sự chuyển đỏi khi năm học mới bắt đầu.
3. Năm học tới, hãy chuẩn bị thật sẵn sàng. Tận dụng lợi thế của một lớp học hoàn toàn mới và thực thi một cách kiên định những chính sách và nội quy mới trong tuần đầu tiên của năm học.
Thế còn những bạn không cần phải thay đổi kĩ năng quản lí lớp học thì sao?
Nếu lớp của bạn đã hoạt động tốt rồi? Tôi thích câu nói: “ nếu bạn không tiến về phía trước, bạn sẽ bị tụt lùi. Sẽ không có trạng thái đứng im”. Khẳng định này cũng đúng cả trong lớp học và trong cuộc sống. Nếu chúng ta dừng cải thiện năng lực giảng dạy, nó sẽ trở nên nhàm chán và kém hiệu quả. Một giáo viên tốt luôn sẵn sàng chào đón và tiếp nhận những ý tưởng mới.
Các anh chị có những kĩ năng quản lí lớp học nào muốn chia sẻ?
Hãy bình luận hoặc email về cho chúng tôi nhé.
Các bài viết có chất lượng sẽ chọn đăng lên trang này để mọi người cùng học hỏi.
Xin mời bạn Xem phần 2 của loạt bài này ở đây.
Xin chân thành cảm ơn
Bùi Duy Phương