Bùi Duy Phương

Giới thiệu tổng quát về phần mềm Articulate Storyline

Sau khi khởi động phần mềm Articulate Storyline chúng ta thấy giao diện như sau:

Trang khởi động

Chức năng của từng vị trí:

1. New Project: Tạo một dự án, 1 bài mới

2. Record Screen: thực hiện việc ghi âm màn hình

3. Import: nhập dữ liệu

+ Từ file powerpoint

+ Từ Quiz maker

….
4. Recent: Mở những file vừa mới làm việc

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về các thẻ chính trong phần mềm Articulate Storyline

Khi bấm tạo mới một Project ta có giao diện như sau:

+ New Scene: Tạo một scene mới

+ Nếu trong bài của bạn có nhiều scene bạn muốn scene nào là scene được chạy đầu tiên sau khi xuất bản thì bạn chọn vào scene đó và bấm vào nút lá cờ: starting scene.

Mục 2, 3, 4 mời các bạn đọc ở phần sau:

Thẻ home

Đây là giao diện của thẻ home trong phần mềm Articulate Storyline

Thẻ này có giao diện hoàn toàn giống vơi giao diện của Powerpoint :

Tại ô số 1: copy, cut, paste nội dung. Trong đó Fomat painter là công cụ hữu hiệu nhất cho phép chúng ta áp dụng hiệu ứng từ đối tượng này sang đối tượng khác để bớt thời gian.

Tại vị trí số 2 chúng ta có:

+ New slides: chèn một slide mới vào một Scene đang chọn

+ Apply Layout: áp dụng một kiểu trang slide có sẵn

+ Duplicate: nhân đôi slide

Mục 3, 4, 5 là nơi để chỉnh sửa văn bản giống với Powerpoint nên mình không nói lại.

Mục 6. Publish có các chức năng sau:

+ Player: nơi để cài đặt, chỉnh sửa giao diện của bài giảng khi xuất bản ra

+ Preview: cho xem trước bài soạn: chỗ này có 3 kiểu

++ This slide: chỉ xem trước trang slide đang làm

++ This Scene: xem trước cả cảnh đó

++ Entire project: xem hết cả bài

+ Publish: xuất bản bài giảng

( từng tính năng của nó mình sẽ có bài viết ở bài xuất bản)

Thẻ Insert

Vị trí 1:

+ Slide layer: để chèn một lớp Layer mới vào slide

+ Convert to freeform slide: Chuyển trang slide thành dạng câu hỏi tương tác

+ Zoom regon: Chèn một hiệu ứng phóng to màn hình (phóng to 1 phần trên bản đồ chẳng hạn)

Vị trí 2: nơi chèn các loại Media:

+ Character: chèn các nhân vật hoạt hình

+ Picture: chèn ảnh

+ Shape: chèn các hình vẽ hình học

+ Caption: chèn lời đối thoại của nhân vận

+ Video: chèn film

+ Sound: chèn âm thanh

+ Web object: web, chèn đường link đến các trang web vào bài

+ Textbox: chèn chữ viết

+ Table: chèn bảng

+ Symbol: chèn các kí hiệu đặc biệt

+ Reference: khi chúng ta tạo các biến, chèn cái này vào để kiểm tra giá trị của biến

Vị trí 4:

Chèn các nút tương tác:

+ Button: nút bấm

+ Slider: nút trượt

+ Dial: nút vặn

+ Hotpost: vị trí đánh dấu

+ Input: nút nhập dữ liệu bằng chữ hoặc bằng số,…

+ Maker: nút đánh dấu để giải thích

..

 

3 comments

    1. Storyline không cho làm như vậy. Tuy nhiên mình vẫn làm được bằng cách là lấy 1 bản nhạc, cắt ra làm nhiều phần. Mỗi phần mình chèn vào 1 lide, nối tiếp nhau thì sẽ có cảm giác như là 1 bản nhạc chạy qua nhiều slise cô nhe.s

  1. có cách nào để điểu chỉnh thứ tự cách scene ko ạ? Mình lỡ làm slide bắt đầu sau cùng mặc dù đã dùng tính năng starting scene nhưng khi xuất bản thì trong menu nó vẫn nằm cuối cùng?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *